• Trang chủ
  • Chảo chống dính bếp từ bị phồng rộp như nổ bong bóng – nguyên nhân và cách sử dụng

Chảo chống dính bếp từ bị phồng rộp như nổ bong bóng – nguyên nhân và cách sử dụng

Nhiều gia đình khi chuyển từ việc sử dụng bếp ga sang bếp từ hay gặp phải tình trạng chảo về nồi chảo nấu. Nhất là đối với việc sử dụng chảo trên bếp từ. Chảo chống dính dù rất nặng nhưng khi nấu lại bị nồi đáy, mỡ không đều dẫn đến việc chỗ rán chưa gì đã cháy còn chỗ thì mãi không chín. Hay tình trạng dùng chảo 1 thời gian thì bị phồng rộp nổi thành dạng bong bóng vậy. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và mẹo sử dụng chảo chống dính .

 Chảo chống dính bếp từ bị phồng rộp sau 1 thời gian sử dụng

Lớp chống dính được sử dụng trên các loại nồi chảo chất lượng tốt, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt khá an toàn với cơ thể con người. Sử dụng phổ biến hiện nay là chất chống dính Teflon của tập đoàn Dupont – Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có Greblon, Thermoceramica và Whitford được sử dụng bởi Elo, Elmich,….

Teflon, Greblon, Thermoceramica là những chất chống dính trơn bóng. Tính chất đều khó bám dính nhưng dễ trầy xước, bị bào mòn theo thời gian.

Chảo chống dính bị hỏng do nguyên nhân sau

Bị bong tróc, rỗ hay phồng rộp do nhiệt độ cao, sốc nhiệt: như khi bạn để chảo không trên bếp quá lâu (khoảng 2 phút trở lên), đổ dầu mỡ hay mắm, muối trực tiếp lên mặt chảo đang nóng… nấu ăn với lửa quá lớn cũng dễ gây hại lớp chống dính.

Bị trầy xước do sử dụng sai cách: dùng dụng cụ nấu nướng sắc nhọn hay bằng kim loại trên mặt chảo chống dính, nướng hay kho mặn không đúng cách trên chảo chống dính.

Vệ sinh và bảo quản không dúng cách: dùng miếng cọ rửa cứng, có thành phần kim loại để vệ sinh chảo; vệ sinh ngay khi chảo còn đang nóng; để các vật dụng hay nồi, chảo khác lên bề mặt chảo chống dính,…

Sử dụng chảo chống dính đúng cách

Bạn cần biết rằng chất chống dính của chảo thì không được bất kỳ hãng nồi chảo nào bảo hành cả. Nên việc sử dụng chảo chống dính đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho gia đình.

Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng

Thói quen để chảo thật nóng rồi mới đổ dầu vào chảo để chiên xào chỉ thích hợp cho các loại chảo nhôm, gang thông thường và dùng trên bếp ga, bếp than mà thôi.

Khi sử dụng chảo chống dính trên bếp từ sẽ khác hoàn toàn. Các bà nội trợ cần lưu ý nên đổ dầu vào chảo trước sau đó mới đặt lên bếp để nấu. Nếu không thì nhiệt độ quá nóng trong chảo khi đổ dầu sẽ làm bong lớp chống dính. Gây nên hiện tượng rộp như kiểu bị bỏng da ý hoặc bị. Khi đó sẽ gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng chảo.

Sử dụng lượng ít dầu, mỡ, bơ khi chiên, rán

Công dụng nổi bật của chảo chống dính là giúp thức ăn không bị bám dính vào lòng chảo khi sử dụng nấu nướng. Để tạo hương vị cho món ăn, cần thiết bạn chỉ sử dụng một lượng nhỏ các chất này, vừa tiết kiệm, lại vừa tốt cho sức khỏe và an toàn cho chảo vì lượng dầu mỡ sẽ làm gia tăng nhiệt độ khi sử dụng chảo chống dính.

Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại chảo chống dính bằng Teflon, ceramic, vân đá hoa cương, kim cương… Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà chảo có thể chịu được mức nhiệt khác nhau.

Bạn nên lưu ý rằng ở nhiệt độ cao chất chống dính sẽ bắt đầu bị phân hủy và gây hại cho sức khỏe. Vì thế, tùy vào chất liệu và chất lượng chảo chống dính mà khi sử dụng cần lưu ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý. Tốt nhất nên điều chỉnh nhiệt độ từ 300W –  900W và điều chỉnh theo tăng giảm tùy theo độ chín.

Sử dụng ở mức nhiệt trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho tuổi thọ của chảo chống dính.

Không dùng chảo để nướng hoặc kho

Dù có lớp chống dính hiệu quả, nhưng nếu sử dụng chảo chống dính để kho và nướng thức ăn. Thì lớp chống dính sẽ nhanh bị hư hại và bong tróc do nhiệt độ cao.

Không nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo

Thói quen chiên xào và nêm nếp ngay trong chảo để tiết kiệm thời gian và làm chủ hương vị món ăn của người nội trợ không nên áp dụng trên chảo chống dính. Việc này sẽ khiến bề mặt chảo dễ bị rỗ, hư hại lớp chống dính và giảm tuổi thọ chảo.

Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính

Các dụng cụ nấu ăn như thìa, muỗng gỗ sẽ không làm trầy xước bề mặt chảo như các dụng cụ bằng nhôm, inox. Còn các dụng cụ bằng nhựa sẽ không an toàn khi sử dụng dưới nhiệt độ cao. Vì thế, hãy chọn chất liệu gỗ cho dụng cụ nấu nướng sử dụng với chảo chống dính.

Vệ sinh chảo chống dính

Khi mua về, bạn nên rửa chảo chống dính qua 1-2 lần nước rửa chén, sau đó cho nước vào chảo và đun nóng. Như thế chảo sẽ được rửa sạch an toàn và không có mùi khó chịu. Nếu được bạn có thể thao tác bảo dưỡng như thế sau 10-12 lần sử dụng sẽ giúp chảo không bị dính và rửa dễ dàng hơn.

Sử dụng miếng rửa chén mềm để không làm trầy xước bề mặt chống dính của chảo

Sau khi sử dụng nên để chảo nguội hẳn và rửa ngay để giữ độ bền của chảo cũng như không để thức ăn bám vào chảo quá lâu gây khó vệ sinh.

Nếu được nên rửa chảo bằng nước ấm sẽ dễ loại bỏ dầu mỡ và cặn thức ăn thừa hơn.

Không nên rửa chảo chống dính dưới máy rửa chén vì có thể làm hư hại chảo.

Bảo quản chảo chống dính

Nên treo chảo chống dính lên sau khi sử dụng và hạn chế chồng lên các xoong, chảo khác để không làm trầy xước mặt chảo cũng như có thể khiến chảo bị móp méo. Chảo bị móp méo sẽ khiến dầu ăn và nhiệt độ phân tán không đều khi sử dụng, ảnh hưởng đến độ bền.

Thay mới chảo khi hỏng lớp chống dính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Thường là 1-2 năm hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn giữ được an toàn.

Chảo chống dính trầy xước lớp chống dính dùng có an toàn?

Như đã nói, bản chất lớp chống dính là không gây hại với cơ thể con người. Nhưng vì là chất chống dính, khó kết dính ngay cả với bề mặt kim loại của nồi, chảo nên nhà sản xuất cần dùng một lớp keo tổng hợp để kết kính lớp chống dính này với bề mặt chảo.

Lớp keo này độc, nếu lớp chống dính trên bề mặt chảo bị trầy xước, bong tróc để lộ lớp keo kết dính này. Thì khi nấu nướng nó có khả năng phân hủy và phát tán chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng.

Khi nào cần thay chảo chống dính

Nếu bạn sử dụng chảo chống dính chất lượng tốt, thì khi lớp chống dính chỉ bị trầy xước nhẹ, bạn vẫn có thể sử dụng tiếp nhưng cần cẩn thận hơn trong khi dùng, vệ sinh và bảo quản, đảm bảo chảo không bị trầy thêm, kéo dài tuổi thọ sử dụng­­­.

Trường hợp lớp chống dính đã hư hại nặng, để lộ lớp keo, tệ hơn là chiên xào bị dính cháy thì nên bỏ ngay và nên thay mới.

Nếu muốn tận dụng, bạn cần cạo sạch lớp chống dính và cả lớp keo đến khi chỉ trơ lại mặt kim loại chảo chống dính, nhưng như thế sẽ rất tốn công và không chắc an toàn tuyệt đối, có thể còn lớp keo hay bề mặt lớp kim loại không an toàn.

Và bởi vì chảo chống dính cũng không quá mắc lại khá tiện dụng, do vậy cũng không nên quá đắn đo trong việc thay mới khi chảo đã hư hại.

Chảo chống dính khi bị hư hại lớp chống dính sẽ kém an toàn cho sức khỏe người dùng. Vậy nên nếu chiếc chảo chống dính nhà bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự, hãy kiểm tra và có quyết định loại bỏ, thay mới nếu cần nhé!

Đến ngay Siêu Thị Bếp Lửa Việt – Ngõ 376 Thụy Khuê – Hà Nội. Hotline: 0976 88 44 88 – 0243 7939379. Website: bepluaviet.vn – beptu.info.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2010-2018 Bếp Lửa Việt. Design by JupiterMedia.Vn